Du lịch Yên Tử- Quảng Ninh trong 1 ngày- TaxiGo.vn

Yên Tử không những là điểm thăm quan ngắm cảnh nổi tiếng tại Quảng Ninh, mà nó còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn liền phật giáo và được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt nam”. Chính vì vậy mà nơi đây đã thu hút rất nhiều khách thăm quan du lịch trong và ngoài nước. Cùng team TaxiGo khám phá ngay nhé!

  1. Giới thiệu đôi nét về Núi Yên Tử

Núi Yên Tử là một ngọn núi cao khoảng 1120m so với mực nước biển nằm ở vùng Đông Bắc nước ta. Không những vậy mà ngọn núi này là ranh giới của 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang, đặc biệt là ngọn núi này có dải động thực vật vô cùng phong phú.
 

Vẻ đẹp hùng vĩ của Yên Tử- Quảng Ninh
Vẻ đẹp hùng vĩ của Yên Tử- Quảng Ninh

Chính vì sự phong phú đa dạng đó đã đưa Núi Yên Tử trở thành một trong những địa điểm được nhiều du khách lựa chọn cho chuyến đi của mình.Núi Yên Tử là nơi có rất nhiều ngôi chùa mang di tích lịch sử lâu đời khi đặt chân lên đỉnh núi bạn sẽ được chạm đến từng tảng mây như được đến chốn bồng lai xứ Phật.

  1. Thời điểm đi Yên Tử

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử là bất kì thời gian nào bạn cũng có thể đến đây để tận hưởng những nét độc đáo ở đây.
 

Núi Yên Tử- Hành trình trở về chính mình
Núi Yên Tử- Hành trình trở về chính mình

Tuy nhiên đẹp nhất ở Yên Tử đó chính là vào mùa xuân, đây được xem là mùa lễ hội Yên Tử. Vào dịp tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thì đây chính là lúc mà du lịch Yên tử phát triển bởi vào thời gian này thu hút được rất nhiều du khách tham gia các hoạt động lễ hội vô cùng đặc sắc.Đặc biệt vào mùa xuân 3 tháng đầu năm bạn sẽ được thưởng thức các lễ hội lớn và có rất nhiều đoàn hành hương đến đây để tụ tập.
Dưới đây là những ngày sẽ có lễ hội cụ thể để các bạn tham khảo nhé:

- Ngày 23/1 âm lịch: Giỗ Đệ Tam Tổ Huyền Quang

- Ngày 18/2 âm lịch: Giỗ Thiền Sư Chân Nguyên

- Ngày 3/3 âm lịch: Giỗ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa

- Ngày 15/4 âm lịch: Đại lễ Phật Đản

- Ngày 15/7 âm lịch: Lễ Vu Lan

- Ngày 1/11 âm lịch: Quốc Giỗ Đệ Nhất Hoàng Nhân Tông

Vì vậy các bạn nên lựa chọn thời điểm du lịch Yên Tử từ tháng 1 đến tháng 9 là vô cùng hợp lý. Đây chính là lúc thời tiết vô cùng mát mẻ dễ chịu. Nên hạn chế đi vào những mùa mưa bão vì nó sẽ ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn.
 

  1. Phương tiện di chuyển đến Yên Tử

Hà Nội cách Yên Tử khoảng 130km, bạn có thể đi xe khách hoặc phương tiện cá nhân để di chuyển.

Xe khách

Hầu như các xe khách đi tuyến Hà Nội – Hạ Long đều phải đi qua Yên Tử bởi vậy bạn có thể đi ra Mỹ Đình bắt các xe như: Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh….

- Vì bạn du lịch Yên Tử 1 ngày nên theo mình bạn nên đi chuyến xe lúc 4h sáng. Như vậy đến nơi sẽ là khoảng 8h bạn sẽ có nhiều thời gian để thăm quan, ngắm cảnh ở Yên Tử đầy đủ và trọn vẹn hơn.
- Sau khi đã bắt được xe, bạn nhớ dặn bác tài cho xuống đường đi Yên Tử (chân đền Trình), rồi bạn bắt xe ôm từ đây lên Yên Tử là được. Giá xe ôm ngày thường giao động khoảng 40-50k, bạn nên nắm rõ để tránh bị chặt chém quá nhiều nhé.

Xe máy hoặc ô tô riêng

Bạn có thể lựa chọn 2 con đường đi Yên tử:

- Đi theo hướng Hà Nội – Uông Bí: Bạn xuất phát đi từ nhà tới cầu Chương Dương rồi đi tới đường Nguyên Văn Cừ -> thành phố Bắc Ninh -> đi theo quốc lộ 18 để đến đền Trình. Nếu bạn đi bằng xe máy thì nên dừng chân lại đây nghỉ ngơi và đổ xăng, sau đó tiếp tục đi lên Yên Tử nhé.

- Đi theo hướng Hà Nội – Hải Phòng: Đi theo quốc lộ 5 -> 14 QL5 khoảng 94km là bạn đã tới khu vực Quán Toan. Sau đó từ đây, bạn đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất (rẻ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã 4, tổng đoạn này 6km là bạn tới chân cầu Kiền. Tiếp tục, đi dọc theo QL10 đến đoạn QL18 rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử.

Lưu ý: Nếu bạn tự đi du lịch phượt Yên tử bằng xe máy hoặc ô tô riêng thì theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử an toàn thì bạn nên đi vào lúc sáng sớm khi trời còn mát và chia đoạn đường ra làm vài ba chặng để nghỉ ngơi và đổ xăng nhé.

Thuê xe riêng

Nếu không thể tự đi xe máy, bạn có thể thuê taxi đi riêng cho tiện vừa đảm bảo an toàn và lại vô cùng thoải mái. Cùng team mình tham khảo một số hãng Taxi uy tín nhé!
 
Lựa chọn số 1- hãng xe taxi gia đình, TaxiGo: xe riêng, đưa đón tận nơi
TaxiGo là hãng xe taxi gia đình không mào chuyên đi sân bay và đường dài. TaxiGo sử dụng các loại xe đời mới, có thể thuê xe đi 1 chiều, 2 chiều trong ngày và nhiều ngày, thuê xe đi city tour toàn quốc ... với mức giá khoảng 7.000đ / km và giảm giá 30% - 80 % chiều về. Hãng luôn báo giá trọn gói để quý khách đi thoải mái nhất.
 

Tham khảo bảng giá thuê xe trọn gói tại đây:  https://taxigo.vn/tin-tuc/item/thue-xe-ha-noi-yen-tu
Thuê xe đi du lịch Yên Tử gọi ngay TaxiGo để được phục vụ tốt nhất.
Thông tin liên hệ: 1900. 0370 hoặc 0836.555.678, đặt xe qua ứng dụng TaxiGo.
Web: https://taxigo.vn/

  1. Giá vé cáp treo, dịch vụ tại khu du lịch Yên Tử

Dịch vụ 

Giá vé

Cáp treo Yên Tử

  • Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 120.000 vnđ/vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/vé

  • Tuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000 vnđ/vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/vé.

  • Cả 2 tuyến: Một chiều 120.000 vnđ/vé – Khứ hồi: 280.000 vnđ/vé 

Lưu ý: Miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người già trên 70 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).

Xe bus 16 chỗ từ đền Trình vào Yên Tử

20.000 vnđ/lượt/người

Xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi

10.000 vnđ/lượt/người

Phòng ngủ

  • Đơn: 150.000 – 500.000 vnđ/phòng

  • Tập thể: 100.000  – 180.000 vnđ/giường

Dịch vụ nhà hàng

40.000 – 80.000 vnđ/suất ăn (Có cả ăn chay & ăn thường)

 

  1. Hành trình leo núi thăm quan Yên Tử

Leo núi Yên Tử: Bạn có thể leo núi theo 2 cách:

- Leo núi Yên Tử bằng cáp treo: Hệ thống cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2km lên tới độ cao 450m gần chùa Hoa Yên. Với cách này, bạn không những tiết kiệm được sức lực khi leo núi, mà từ trên cao bạn còn có thể ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Yên Tử với những cây tùng hàng trăm năm tuổi cùng bầu không khí trong lành giúp du khách khi đi cáp treo sẽ có được cảm giác thoải mái.

Ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Yên Tử từ cáp treo
Ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Yên Tử từ cáp treo

- Leo núi Yên Tử bằng đường bộ: Với đoạn đường dài hơn 6km, cùng hàng nghìn bậc đá xếp, du khách khi đi leo núi đường bộ sẽ được hòa mình vào thiên nhiên giữa tán rừng trúc, rừng thông cũng rất thú vị đấy nhé. Vì leo núi một đoạn đường khá dài, mất nhiều sức nên việc bạn chuẩn bị cho mình những chai nước khoáng, nước lọc và một chút đồ ăn nhẹ bên theo mình là rất cần thiết.

 

Trải nghiệm leo núi bằng đường bộ
Trải nghiệm leo núi bằng đường bộ


 =>  Tuy nhiên, với kinh nghiệm du lịch Yên Tử trọn vẹn 1 ngày thì mình khuyên các bạn nên đi cáp treo để tiết kiệm thời gian dành cho các địa điểm thăm quan ở Yên Tử khác nữa nhé.

  1. Các địa điểm du lịch Yên Tử

sơ đồ các điểm tham quan Yên Tử
Sơ đồ các điểm tham quan Yên Tử

 

Đông Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh)

Khu di tích lịch sử và danh thắng Đông Yên Tử có diện tích khoảng 9.295 ha, gồm các công trình kiến trúc tôn giáo: chùa, am, tháp được xây dựng từ thời Lý, theo tuyến đường trải dài từ Bí Thượng (chân Dốc Đỏ) đến đỉnh núi Yên Tử thuộc phường Phương Đông, xã Thượng Yên Công (thành phố Uông Bí) và xã Hồng Thái Đông (thị xã Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh.
 

Chùa Trình

 

 Chùa Trình, nơi du khách thường đến đầu tiên trước khi bước vào hành trình lên Yên Tử Chùa Trình, nơi du khách thường đến đầu tiên trước khi bước vào hành trình lên Yên Tử
Chùa Trình, nơi du khách thường đến đầu tiên trước khi bước vào hành trình lên Yên Tử

Chùa Trình, tên gọi khác là Chùa Bí Thượng vì Chùa toạ lạc trên một sườn đồi ở làng Bí Thượng nay là khu Bí Thượng thuộc Phường Phương Đông, thành phố Uông Bí. Chùa Bí Thượng xưa được xây dựng vào thời Hậu Lê. Chùa hướng Tây Nam, quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất (-), với diện tích gần 20m 2

Đến đầu thế kỷ XIX chùa được dựng lại với kiến trúc chữ Nhất trên nền chùa cũ nhưng quy mô nhỏ hơn. Đầu thế kỷ XX, Chùa bị hoả hoạn, có bà Phật tử họ Bùi đã phát tâm công đức phục dựng lại ngôi chùa theo kiến trúc hình chữ Đinh rộng hơn chùa cũ với kiến trúc 03 gian tiền đường, một gian hậu cung. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chùa bị phá huỷ. Vào năm 1993 bằng nguồn công đức của nhân dân trong vùng, chùa được xây dựng lại với kiểu kiến trúc nhà cấp 4, có 03 gian. Đến năm 1999 chùa được tu sửa khang trang.

 

Suối Giải Oan, chùa Giải Oan

Để đi tới được chùa Giải Oan, bạn cần đi qua cây cầu đá xanh nối với hai bờ suối. Cầu dài 10m với kiến trúc đơn giản, tạo nên vẻ đẹp cổ kính. Theo tục truyền xưa kia, sau khi vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con trai đã lên núi tìm đến cõi Phật, và rất nhiều cung tần mỹ nữ của ngài đã khuyên ngăn nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối để tự vẫn. Vì thương cảm nên ngài đã xây dựng nên ngôi chùa Giải Oan để siêu độ cho những người vì mình mà chết.
 

 Chùa Giải Oan- vượt qua “ranh giới” của cõi tạm
Chùa Giải Oan- vượt qua “ranh giới” của cõi tạm

Chùa Giải Oan hay còn gọi là chùa Hạ, là một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Khi lên tới chùa, trước sân chùa bạn sẽ dễ dàng thấy 6 ngọn tháp, tháp lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
 

Chùa Hoa Yên

Với chiều cao 534m, chùa Hoa Yên (chùa Cả) được xem là ngôi chùa to và đẹp nhất ở Yên Tử. Được xây dựng từ đời nhà Lý và có tên là Phù Vân, sau đó tới đời nhà Trần thì lại được đổi tên là Vân Yên. Cuối cùng đến đời nhà Lê, đúng lúc vua Lê Thánh Tông đi thăm chùa vào mùa hoa cỏ mọc xanh tươi, nên lại được đổi tên thành Hoa Yên cho tới bây giờ.
 

Ngôi chùa to và đẹp nhất ở Yên Tử
Ngôi chùa to và đẹp nhất ở Yên Tử

 

Chùa Một Mái

Chùa Một Mái hay còn gọi là chùa Bán Mái, ngôi chùa này với kiến trúc ba gian tương ứng với 3 bàn thờ: Bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Đặc biệt, ngôi chùa này còn được gắn liền với huyền thoại kể về dòng “sữa mẹ” và “đụn gạo”
 

Độc đáo chùa Một Mái- Yên Tử
Độc đáo chùa Một Mái- Yên Tử

 

Chùa Đồng

Đây cũng là một trong những ngôi chùa đẹp ở Yên Tử bạn không thể bỏ qua nhé. Nằm trên đỉnh núi Yên Tử với độ cao 1.068m và được xây dựng từ đời nhà Hậu Lê với tên gọi là Thiên Trúc Tự. Chùa Đồng với tên gọi như vậy bởi chùa được làm bằng đồng nguyên chất với chiều rộng 3,6m, chiều dài 4,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn tạo nên ấn tượng cho du khách khi tới đây. Ngôi chùa giống như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.
 

Chùa Đồng- nằm trên đỉnh núi Yên Tử
Chùa Đồng- nằm trên đỉnh núi Yên Tử

 

Vườn Tháp Huệ Quang

Vườn Tháp Huệ Quang (Huệ Quang Kim tháp) là nơi lưu giữ ngọc cốt của các nhà sư đã từng tu hành tại Yên Tử. Toàn bộ Vườn tháp hiện nay còn lưu giữ 97 ngôi tháp mộ. Mỗi một tháp mộ đều có kích thước và độ cao thấp khác nhau, điều đó thể hiện vị trí, chức sắc của các nhà sư tu hành tại nơi đây.
 

 Vườn tháp Huệ Quang- Chốn linh thiêng Yên Tử
Vườn tháp Huệ Quang- Chốn linh thiêng Yên Tử

Tọa lạc nơi đây có nhiều tháp mộ thờ xá lợi các Thiền sư thuộc nhiều thế hệ tu hành ở chùa Hoa Yên từ thời Hậu Lê: Tháp Tự Tuệ thờ Thiền sư Giác Liễu dựng năm 1758, tháp Chân Bảo thờ Thiền sư Diệu Tường dựng năm 1770, tháp Tĩnh Trú thờ thiền sư Thanh Hát…
 

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

 

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân trên đỉnh Yên Tử
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân trên đỉnh Yên Tử

Để tôn vinh những công đức của Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp. Năm 2009, Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Quảng Ninh là chủ đầu tư đã tổ chức lễ khởi công đúc Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc liền khối bằng đồng nguyên chất. Tượng đúc ngồi trên bệ được làm bằng bê tông cốt thép ốp đá điêu khắc cao 2,7 mét, phần đài sen và tượng cao 9,9 mét. Tổng thể tượng cao 12,6m, trọng lượng nặng 138 tấn. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được dựng trên khu đất rộng 2.200 m2, có độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển.


Cổng trời Bia Phật

CỔNG TRỜI, BIA PHẬT
Bia Phật trên đường lên Chùa Đồng

Do quá trình biến động địa chất, bãi đá Chùa Đồng trông như hàng nghìn “linh quy” (Rùa thiêng) chầu về đỉnh thiêng Yên Tử. Trong đá trầm tích biển có những con ốc, con sò biển hoá thạch và có những thực vật biển sống ở đây như cây sú, cây vẹt.
Phía trước dưới cổng trời có một phiến đá trầm tích cát sỏi biển, mỏng, cao hơn 5m, bề rộng khoảng 2m. Mặt đá chính diện giống như hình chiếc oản dâng lên cúng Phật. Phiến đá đó gọi là “Bia Phật”. Mặt trước của bia được tạc một hàng chữ Hán lớn theo chiều dọc, ba chữ trên nay đã mờ, chỉ còn lại một chữ cuối cùng khá rõ nét nằm gọn trong vòng tròn, đó là chữ “Phật”. Phía dưới chữ Phật có một hàng ngang gồm 04 chữ Hán “Tứ Tự Hồng Danh”.

  1. Một số lưu ý khi đi Yên Tử

- Nên đi giày mềm, giày phù hợp cho việc đi bộ leo núi.
- Quần áo thì tùy vào mùa. Nhưng tốt nhất là nên mang theo 1 hoặc 2 áo dự phòng, vì leo núi ra nhiều mồ hôi, nếu đi vào mùa lạnh thì cần thay áo, vì mặc áo ướt lại cảm lạnh. Mùa Lạnh thì vẫn phải mang áo ấm mặc ngoài, khi lạnh thì cởi ra mang theo, lúc đi cáp treo lạnh lại mặc vào.
- Nếu đi vào dịp lễ Hội nên mua vé Cáp treo 2 chiều luôn nếu có dự định đi cáp lượt về. Vì mùa Hội du khách đông, sẽ phải đợi mua vé cáp lượt về rất lâu.
- Nên leo núi trước rồi xuống vãn cảnh chùa sau. Nên vãn cảnh chùa lúc lượt về đi xuống, sẽ thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt chả có thời gian mà ngắm ngía.
- Không nên mua linh tinh dọc đường, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc v.v.v đều có bảo kê, mua bán hay bị bịp bợm và gian lận.
- Cảnh giác bị móc túi: Những chỗ đông người như khu vực đợi cáp treo, chùa Đồng, phải cảnh giác ví tiền và đồ dùng cá nhân. Rất nhiều vụ móc ví đã xẩy ra.
- Đừng vứt rác bừa bãi: Lưu ý giữ vệ sinh chung, dọc đường có nhiều thùng rác, bạn nên bỏ rác đúng nơi qui định, hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.
- Nghỉ giữa đoạn: đừng cố gắng leo leo leo mà không nghỉ, nên dừng lại khi thấy mệt, hít thở thật sâu, uống một chút nước rồi hãy đi tiếp. Thời gian và đoạn đường còn dài
- Đến rừng tùng, đừng dẵm lên gốc cây: lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẵm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẫm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều. Hãy bảo vệ di sản!
- Cẩn thận đoạn lên chùa đồng: đoạn đường cuối này không có bậc thang, bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa các tảng đá dễ trơn trượt. Nhưng yên tâm, có một điều rất lạ là rất ít người bị ngã khi đến đây, đất thiêng mà.
- Dịch vụ ăn uống giá trung bình từ 50k đến 100k / suất ăn. Đi đông có thể đặt ăn theo mâm. Một món đặc sản của Yên Tử bạn nên ăn đó là Măng Trúc, có nhiều cách chế biến, đơn giản nhất là Luộc ăn với muối vừng. Tại các nhà hàng bạn cũng nên gọi món này ăn cho biết.

 

Thuê xe riêng Hà Nội đi Yên Tử chỉ từ 1.100k
Chi tiết xem tại: https://taxigo.vn/tin-tuc/item/thue-xe-ha-noi-yen-tu



Liên hệ đặt xe đi du lịch tại TAXIGO.

TaxiGo sử dụng các loại xe đời mới, có thể thuê xe đi 1 chiều, 2 chiều trong ngày và nhiều ngày, thuê xe đi city tour toàn quốc ... với mức giá khoảng 7.000đ / km, đặc biệt giảm giá 30% - 80 % chiều về mọi chuyến đi.

Với các dòng xe xe 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ đời mới 2018, 2019, 2020...dòng xe sedan 4 chỗ: Vios, Honda City, Mazda, Attrage, CX5, Cerato, KiA K3,… xe 7 chỗ như Innova, Fortuner, Sorento, Santafe,…xe 16 chỗ Ford Transit đời mới sang trọng, thoải mái cho khách hàng.
 

Thông tin liên hệ: 1900. 0370 hoặc 0836.555.678.
Đặt xe qua ứng dụng TaxiGo.
Web: https://taxigo.vn/

 
Hy vọng những chia sẻ của team TaxiGo sẽ giúp bạn lựa chọn được chốn nghỉ ngơi phù hợp để đổi gió và “sạc pin” cùng bạn bè, người thương nhé!


Team TaxiGo chúc bạn và gia đình có một chuyến đi An toàn - Vui vẻ - Tiết Kiệm.

 

Tags:

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Vận Tải Hành Khách Liên Minh

Đkkd Số : 0107504497 Ngày 13/07/2016

Do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội Cấp

Mã: 1368

Taxi Nội Bài
Xe tiện chuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Tổng đài : 1900 0370
Chào mừng bạn đã đến với TaxiGo.
Nếu cần thông tin hãy chat với mình nhé.
Chào bạn :)
✓ Đã gửi