Taxi Hà Nội về Huyện Phú Bình, Thái Nguyên Xe riêng, Giá rẻ chỉ 560k - TaxiGo
“TaxiGo là ứng dụng kết nối khách hàng có nhu cầu đi lại với những xe chạy rỗng chiều về có cùng hành trình, để cùng sắp xếp những chuyến đi tiết kiệm, sang trọng.”
CHÚNG TÔI CAM KẾT
1/ Xe riêng sang trọng:
Chúng tôi đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, với 100% dòng xe sang trọng, xe mới, sạch sẽ, lái xe thân thiện, lịch sự và đúng giờ.
2/ Giá tốt nhất:
Chúng tôi sẽ kết nối khách hàng với xe chạy rỗng chiều về, để kết hợp thành chuyến đi giá rẻ với dòng xe sang trọng nhất. Chính vì thế, giá của chúng tôi luôn luôn tốt nhất.
3/ Chính sách hoàn tiền:
Chúng tôi sẽ hoàn lại 10%-200% tiền cho quý khách khi khách hàng không hài lòng về dịch vụ của chúng tôi.
4/ Cam kết luôn luôn có xe:
Chúng tôi cam kết luôn luôn sẵn sàng phục vụ khi khách hàng đặt đúng thời gian được khuyến nghị. Với mạng lưới hàng nghìn xe phủ trên địa bàn cả nước. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
VÀI NÉT VỀ HUYỆN PHÚ BÌNH THÁI NGUYÊN
Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên có không nhiều danh lam thắng cảnh. Tuy vậy, Phú Bình vẫn rất biết cách níu chân người bởi cụm di tích đình - đền - chùa Cầu Muối thiêng liêng và những sự tích kỳ diệu, ý nghĩaĐình- đền- chùa Cầu Muối nằm ở trung tâm làng Cầu Muối; thuộc xã Tân Thành; Phú Bình. Cầu Muối được gọi theo địa danh của làng. Đình cầu muối thờ thành hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương; 2 ngôi đền có tên: Đền Thượng và đền Công Đồng; Chùa có tên chữ là Linh Sơn Tự. Gọi tắt là Cụm di tích lịch sử văn hoá đình- đền- chùa Cầu Muối.
Đình Cầu Muối thờ Thành Hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức Dương Tự Minh) một tướng tài dưới thời nhà Lý; ông có công lớn đối với vùng đất Thái Nguyên. Sau khi mất, Dương Tự Minh được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam sắc phong là “Thượng Đẳng Thần”. Dọc theo dải sông Cầu từ Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang…, nhân dân lập đền, miếu, đình để thờ cúng và tôn ông là Thành Hoàng Làng.
Chùa Cầu Muối quay về hướng Nam; như người Việt có câu “Lấy vợ hiền hòa; làm nhà hướng Nam”. Hướng Nam đón gió mát; tránh gió tây nóng; vừa là hướng thuận với triết lý âm dương ngũ hành; vừa có nghĩa các Đức Phật và Bồ Tát ngồi quay hướng Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong kiếp đời mà cứu vớt. Sự bài trí tượng thờ như thu lại toàn bộ Tam Bảo; được bài trí theo giáo lý của đạo Phật. Các lớp tượng bày từ ngoài vào trong; bố trí từ thấp lên cao; gợi không khí tĩnh lặng; linh thiêng.
Chùa Cầu Muối tọa lạc trên một đồi thoai thoải, trong khung cảnh thiên nhiên đẹp, xung quanh có đồng ruộng, đồi cây tươi tốt, thoáng mát, với khuôn viên sân chùa rộng rãi. Nằm thế tựa sơn, cảnh mây núi bao phủ, gió mát quanh năm; đặc biệt trước cửa Chùa còn có cây Trâm Mai cổ thụ đã hơn 300 năm tuổi cành lá xum xuê tỏa bóng, gắn với nhiều chi tiết li kì, thần thoại.
Chùa Cầu Muối vừa hòa đồng trong cảnh quan của làng quê bình dị êm ả; vừa kết tinh khẳng định bản sắc riêng độc đáo như biểu hiện một sức mạnh thiên nhiên vùng “địa linh hội tụ long mạch” với sự huyền diệu mà con người hoài niệm, khát vọng.Chùa có tên chữ là “Linh Sơn Tự”. Ở Chùa Cầu Muối hiện nay còn lưu giữ được cây hương đá tứ diện Linh Sơn Tự được lập vào năm Hoàng triều Vĩnh Thịnh 14 (1719).
Đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn. Cách Đền Công Đồng 300m về phía Tây Bắc là Đền Thượng. Đền tọa lạc trên một quả đồi cao chừng trên 100m so với mặt bằng xung quanh, trông xa như hình một con voi phủ phục. Kiến trúc Đền Thượng theo kiểu chữ Đinh (J) (nhân dân thường gọi là chuôi vồ).
CÁC TUYẾN LIÊN QUAN
- > Tp. Hà Nội - TP. Sông Công, Thái Nguyên
- > Tp. Hà Nội - H. Đại Từ, Thái Nguyên
- > TP. Hà Nội - H. Định Hoá, Thái Nguyên
- > TP. Hà Nội - H. Đồng Hỷ, Thái Nguyên
- > TP. Hà Nội - H. Phú Bình, Thái Nguyên
- > TP. Hà Nội - H. Phú Lương, Thái Nguyên
- > TP. Hà Nội - H. Võ Nhai, Thái Nguyên
- > TP. Hà Nội - TP. Thái Nguyên